So sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp phổ biến
Nếu thành lập công ty cho riêng mình, bạn sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào. Cùng chúng tôi so sánh ưu, nhược điểm các loại hình doanh nghiệp để có cho mình sự lựa chọn hợp lý nhất nhé!
Các loại hình doanh nghiệp phổ biến
Trước khi so sánh ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp, có lẽ chúng ta nên làm rõ khái niệm, bản chất của từng loại hình. Hiện nay, theo ghi nhận tại Luật doanh nghiệp năm 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp đang tồn tại và phát triển. Đó chính là: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.

Mỗi một loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Việc so sánh, phân tích kỹ càng ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp sẽ giúp cho bạn có quyết định và lựa chọn đúng khi tự thành lập công ty cho riêng mình.
Cực kỳ quan trọng: Tại sao các doanh nghiệp cần phải đóng thuế?
So sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
Để có thể dễ dàng so sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất, chúng tôi sẽ làm rõ định nghĩa các loại hình doanh nghiệp để độc giả có cái nhìn tổng quát hơn.
Ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp trên thực tế có rất nhiều và nó còn tùy thuộc vào cảm nhận, trải nghiệm của mỗi người. Do đó, ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp mà hôm nay chúng tôi đưa ra sẽ dựa trên nghiên cứu, khảo sát và trải nghiệm từ chúng tôi trong nhiều năm làm tư vấn kế toán tài chính cho doanh nghiệp.
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, chúng tôi sẽ làm rõ qua 3 yếu tố: định nghĩa, ưu điểm, nhược điểm. Mời bạn theo dõi tiếp phần trình bày dưới đây. Đây cũng là cơ sở so sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp tốt nhất.
Công ty cổ phần
Định nghĩa: Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp này được nhiều chủ doanh nghiệp sự lựa chọn thành lập doanh nghiệp mới.
-
- Trong Công ty cổ phần thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
-
- Số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn tối đa là bao nhiêu người.
-
- Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ưu điểm:
-
- Thứ nhất là phù hợp với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn lớn.
-
- Thứ hai là dễ dàng huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau.
-
- Thứ ba, chế độ trách nhiệm là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi vốn góp của họ. Do đó, mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
-
- Thứ tư, cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
-
- Cuối cùng, việc chuyển nhượng vốn là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia CTCP là rất rộng.
Nhược điểm:
-
- Thứ nhất, việc quản lý và điều hành công ty rất phức tạp do số lượng các cổ đông không có giới hạn.
-
- Thứ hai, việc thành lập và quản lý công ty cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Công ty TNHH 1 thành viên

Định nghĩa:
-
- Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp chỉ do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
-
- Chủ sở hữu của công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Ưu điểm:
-
- Thứ nhất, ít rủi ro cho chủ sở hữu vì có tư cách pháp nhân nên các thành viên có trong công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào.
-
- Thứ hai là cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất.
-
- Thứ ba là, chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
-
- Thứ tư là chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần thuê người khác. Do đó tiết kiệm một khoản chi phí lớn.
-
- Thứ năm, được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn.
Nhược điểm:
-
- Thứ nhất, việc huy động vốn của công ty TNHH 1 thành viên bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu.
-
- Thứ hai, lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
Công ty TNHH nhiều thành viên trở lên
Định nghĩa:
-
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là công ty gồm nhiều thành viên sáng lập. Có nghĩa là những người góp vốn vào công ty trở thành thành viên công ty. Theo đó, các thành viên của công ty có các quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
-
- Mức độ quyết định của công ty sẽ theo tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong công ty đó.
Ưu điểm:
-
- Thứ nhất, công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật.
-
- Thứ hai, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Đây cũng là một nhược điểm đáng quan ngại của loại hình này.
Nhược điểm:
-
- Thứ nhất, công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật.
-
- Thứ hai, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Đây cũng là một nhược điểm đáng quan ngại của loại hình này.
Công ty hợp danh
Định nghĩa:
-
- Công ty hợp danh là một loại hình công ty mà trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty.
-
- Công ty hợp danh là một loại hình đặc trưng của công ty đối nhân.
-
- Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ưu điểm:
-
- Thứ nhất, công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.
-
- Thứ hai, do có chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
-
- Thứ ba, không quá phức tạp để điều hành và quản lý công ty do số lượng các thành viên ít.
-
- Thứ tư, việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp. Do số lượng các thành viên ít. Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
-
- Thứ năm, thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao.
-
- Tạo sự tin cậy cho đối tác.
Nhược điểm:
-
- Thứ nhất, do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
-
- Thứ hai, thành viên góp vốn không có quyền quản lý doanh nghiệp nên có nhiều hạn chế đối với thành viên góp vốn.
-
- Thứ ba, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Doanh nghiệp tư nhân
Định nghĩa:
-
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
-
- Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân thành lập công ty đó. Doanh nghiệp tư nhân thì không có tư cách pháp nhân.
Ưu điểm:
-
- Thứ nhất, do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp là một cá nhân, tổ chức nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
-
- Thứ hai, chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cao cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
-
- Thứ ba, chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác. Dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
Nhược điểm:
-
- Thứ nhất, vì không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao.
-
- Thứ hai, khi có rủi ro chủ doanh nghiệp tư nhân cần phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp.
-
- Loại hình doanh nghiệp này ít được ưu tiên lựa chọn trong thời đại hiện nay.
Qua bảng so sánh ưu nhược điểm các loại hình doanh nghiệp nêu trên, chắc có lẽ bạn cũng đã có được cái nhìn tổng quát nhất và đưa ra sự lựa chọn cho mình. Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều luôn có những ưu điểm nổi trội và cũng tồn tại những nhược điểm riêng. Việc lựa chọn loại nào còn phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu, định hướng của người làm chủ.
Thời đại ngày nay, cũng không ít người băn khoăn rằng nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Đây chính là thách thức đầu tiên dành cho những ai đang muốn xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Hãy tính toán, chuẩn bị cẩn trọng để không gặp phải sai sót đáng tiếc nhé!
Hy vọng bài viết này sẽ bổ ích với bạn. Đọc lại bài viết này một lần nữa để nắm chắc trong tay những kiến thức vô cùng quan trọng nhé! Theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về Kế toán tài chính. Để lại số điện thoại hoặc email nếu bạn muốn nhận dịch vụ tư vấn kế toán tài chính.