Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế? Các loại thuế phải đóng?

“Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?” là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiện nay.

Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế? Các loại thuế phải đóng?

“Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?” là thắc mắc chung của nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiện nay. Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết này nhé! 

Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?

Để trả lời cho câu hỏi “Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?” chúng ta cần phải nắm được những quy định chung về thuế. Chính sách thuế là cách mà Nhà nước kiểm kê, kiểm soát, quản lý… đối với tất cả các thành phần kinh tế. Đóng thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định.

Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?
Tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?

Nói theo cách dễ hiểu, chính sách thuế là cách mà Nhà nước kiểm kê, kiểm soát, quản lý… đối với tất cả các thành phần kinh tế. Đóng thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định. 

Người có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước là tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, có thu nhập hoặc tài sản. Đây là đối tượng được pháp luật xác định phải chịu thuế. 

Ở Việt Nam ta, dựa trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội Khóa VIII kỳ họp thứ tư năm 1989 đã đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế. Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn đặt ra hoặc bãi bỏ các thứ thuế.

Nói tóm lại, thuế là một khoản thu – nộp mang tính chất bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện nhất định. 

Đến đây, bạn chắc đã có câu trả lời cho câu hỏi “tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế?” rồi nhỉ? Các doanh nghiệp phải đóng thuế vì đó là nghĩa vụ. Doanh nghiệp có tham gia vào nền kinh tế, có khoản thu, có lợi nhuận vậy nên đóng thuế là điều cần phải làm. Tuy nhiên, mức độ đóng thuế như thế nào còn phụ thuộc vào quy mô, tính chất, thu nhập của từng doanh nghiệp.

Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng

Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng cũng là một kiến thức quan trọng người làm chủ cần nắm. Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng cơ bản có 3 loại: 

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Khái niệm

Loại đầu tiên trong các loại thuế doanh nghiệp phải đóng đó là thuế GTGT. Đây là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 

Thời hạn kê khai

      • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng, hạn nộp là 20 ngày kể từ ngày kết thúc tháng đó.

      • Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý, hạn nộp là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý đó.

      • Hạn nộp tiền thuế GTGT: Trùng với hạn nộp tờ khai thuế GTGT.

    Cách tính thuế GTGT

        • Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

      Số thuế GTGT – Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

          • Tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

        Thuế GTGT = Doanh thu * tỷ lệ % 

        Lưu ý: 

            • Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

            • Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

            • Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%.

            • Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.

            • Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.

            • Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

          Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

          Khái niệm

          Thuế TNDN là một loại thuế trực thu vào khoản thu nhập của chính doanh nghiệp phải chịu thuế. Đây cũng là một loại thuế cơ bản trong các loại thuế doanh nghiệp phải đóng. 

          Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng
          Các loại thuế doanh nghiệp phải đóng

          Thời hạn kê khai

              • Doanh nghiệp có năm tài chính trùng năm dương lịch: Hạn cuối là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch (ngày 31/3/2022).

              • Doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

            Những trường hợp đặc biệt:

                • Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động, hợp đồng, tái tổ chức: Thời hạn nộp chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày phát sinh sự kiện.

                • Trường hợp doanh nghiệp gặp thiên tai/ hỏa hoạn/ tai nạn bất ngờ: Phải làm đề nghị xin gia hạn nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời gian gia hạn không quá 60 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN.

              Cách tính thuế TNDN

              Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất

              TN tính thuế = TN chịu thuế – (TN miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)

              Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

              Khái niệm
              Thuế TNCN cũng là loại thuế cơ bản cuối cùng trong các loại thuế doanh nghiệp phải đóng. Tương tự như thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân cũng là khoản tiền mà cá nhân phải trích từ nguồn tiền lương, các nguồn thu của mình để đóng cho cơ quan Thuế vào ngân sách Nhà nước sau khi đã được giảm trừ theo quy định. 

              Người lao động nộp thuế thu nhập cá nhân có người phụ thuộc cũng sẽ được giảm trừ thuế theo quy định. Nếu người lao động (người chịu thuế) có thu nhập càng cao thì mức thuế phải đóng cũng sẽ từ đó mà cao hơn. 

              Thời hạn nộp thuế TNCN

                  • Trường hợp nộp thuế TNCN theo tháng: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo có phát sinh nghĩa vụ thuế.

                  • Trường hợp nộp thuế TNCN theo quý: Thời hạn nộp thuế TNCN muộn nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên trong quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

                (Căn cứ vào Khoản 1, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019) 

                Phương pháp tính thuế TNCN

                    • Đối với cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên: Khấu trừ theo biểu thuế lũy tiến từng phần và người lao động được tính giảm trừ gia cảnh trước khi khấu trừ. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.

                    • Đối với cá nhân cư trú không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Khấu trừ trực tiếp 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập có tổng mức chi tra từ 2.000.000 đồng trở lên, không được tính giảm trừ gia cảnh nhưng được làm cam kết 02/CK-TNCN (nếu đủ điều kiện) để tổ chức trả thu nhập tạm thời không khấu trừ thuế của các cá nhân này.

                    • Đối với cá nhân không cư trú: Khấu trừ 20% trước khi trả thu nhập.

                  Thuế GTGT, TNDN, TNCN là các loại thuế doanh nghiệp phải đóng cơ bản, ngoài ra, còn có các loại thuế khác tùy theo từng sản phẩm và từng hoạt động kinh doanh như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường… Như vậy ở bài viết này chúng tôi đã cùng lúc mang đến cho bạn câu trả lời “tại sao doanh nghiệp phải đóng thuế” và các loại thuế doanh nghiệp phải đóng. 

                  Trốn thuế là hành vi trái pháp luật, có thể bị phạt hành chính và cả hình sự. Do đó, các cá nhân, doanh nghiệp nên tham gia đóng thuế một cách đầy đủ. Nếu bạn muốn biết Hành vi trốn thuế sẽ bị phạt thế nào ở Việt Nam, hãy đọc thêm bài viết này trên trang Web của chúng tôi. 

                  Theo dõi Website để biết thêm nhiều kiến thức hay về kế toán tài chính. Nếu bạn muốn được tư vấn về kế toán tài chính, hãy để lại email hoặc số điện thoại ở phần bình luận bên dưới nhé!