Bí quyết phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Làm cách nào để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh, mạnh mẽ hơn. Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

 

Bí quyết phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo thống kê, Việt Nam ta hiện nay đang có đến 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy làm cách nào để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh, mạnh mẽ hơn. Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết dưới đây nhé!

Sự khác biệt lớn nhất giữa chủ doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài khi phát triển doanh nghiệp

Trước tiên, chúng ta cần thống nhất rằng đây không phải là sự so sánh để phân cao thấp mà là làm rõ sự khác biệt. Từ đó biết được vì sao sự phát triển doanh nghiệp ở nước ngoài thường diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn chúng ta. Cũng từ đó rút ra những bài học “xương máu” cho các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam.

Thứ nhất, tinh thần học hỏi và cam kết học của các chủ doanh nghiệp nước ngoài rất cao. Trong những buổi học, buổi hội thảo họ rất chăm chú lắng nghe, đặt câu hỏi, phản biện và làm việc nhóm một cách nghiêm túc.

Sự khác biệt lớn nhất giữa chủ doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài khi phát triển doanh nghiệp Sự khác biệt lớn nhất giữa chủ doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài khi phát triển doanh nghiệp

Thứ hai, những chủ doanh nghiệp nước ngoài luôn chia sẻ một cách chân tình. Họ chia sẻ về doanh nghiệp của họ, về những vấn đề đang gặp phải, về những điều họ còn thiếu. Bên cạnh đó, họ còn chia sẻ chân thực về năng lực của bản thân mình. Đây cũng là một trong những lí do chủ chốt khiến họ có thể xây dựng, phát triển doanh nghiệp lớn mạnh trong thời gian ngắn hơn.

Thứ ba, một khi đã học, họ luôn đặt sự cam kết và kỷ luật lên hàng đầu. Bước vào lớp học, họ đóng máy, cất điện thoại, dành trọn vẹn thời gian để lắng nghe và thực hành bài tập. Việc dành trọn 100% sự tập trung vào bài học khiến họ không chỉ tiếp thu mà còn “thẩm thấu” kiến thức
Còn đối với chủ doanh nghiệp ở Việt Nam, họ thường cử nhân viên của mình đi học thay, nếu họ có đi học thì tinh thần học, tinh thần cam kết cũng không được chắc chắn như doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề cần được bàn luận nhiều.

Làm gì để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển?

Muốn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cô Phi Vân đã chia sẻ ba điều rất thực tế như sau.

Thứ nhất, phải xây dựng được nền tảng phát triển bền vững, từ đó việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ mới có sự đột phá, có khả năng vượt qua những khủng hoảng trong tương lai. Thiếu nhất ở sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là nền tảng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp gia đình phát triển theo cơ hội, có một cơ hội như vậy, doanh nghiệp sẽ nắm bắt và ứng phó với cơ hội đó, nhìn thấy cơ hội ở đâu thì làm ở đó, làm tới đâu tính tới đó, chứ không mang tính xây dựng nền tảng vững chắc. Để nắm bắt mọi cơ hội khác nhau trong ngành nghề của họ, không có quay lại để xây dựng nền tảng chuyên nghiệp, để mình có thể phát triển từ 1 đến 100 mà không bị mất gốc.

Ở nước ngoài cũng bắt đầu như mình, phát triển doanh nghiệp gia đình hoặc từ một cơ hội, nhưng sau khi họ đã nắm bắt được cơ hội, có được doanh nghiệp rồi thì họ hiểu rất rõ nếu không quay lại để vun đắp và xây dựng nền tảng thì doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề, nên họ đầu tư rất lớn, bài bản để doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển được và có thể vượt qua được những khủng hoảng lớn trong hành trình kinh doanh của mình. Cũng như họ nắm bắt các cơ hội lớn hơn mang tính quốc tế và chuyên nghiệp sau này.

Làm gì để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển? Làm gì để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển?

Thứ hai, muốn phát triển doanh nghiệp có nền tảng vững, chủ doanh nghiệp không thể làm gì khác ngoài việc học. Học để hiểu, cam kết và để đầu tư vào việc xây dựng nền tảng dài hạn.Thành công của một doanh nghiệp nằm ở người chủ chứ không phải là ở ban cố vấn hay các trợ lý. Vì người chủ là người hiểu doanh nghiệp của họ nhất hoặc ngay cả trong tình huống chủ doanh nghiệp có mở lòng mời những người có khả năng giúp mình xây dựng nền tảng phát triển tốt hơn, bền vững hơn trong tương lai vào làm cổ đông thì mình vẫn phải đi học để làm cho tốt. Chính chủ doanh nghiệp phải là người dấn thân đầu tiên để học, hiểu, ủng hộ và đồng hành với doanh nghiệp và nhân viên của mình.

Nếu không học, chủ doanh nghiệp sẽ trở thành trở lực cho nhân viên, cộng sự, cổ đông của mình khi chủ doanh nghiệp không hiểu tại sao nhân viên, cộng sự của mình làm như vậy. Chủ doanh nghiệp không hiểu thì sẽ chẳng thể đủ mở, tâm đủ mở, đầu đủ mở để có thể chấp nhận những cách làm khác, những cách làm chuyên nghiệp hơn. Chủ doanh nghiệp cần cam kết, đầu tư và dấn thân đầu tiên, hiểu và ủng hộ trên hành trình xây dựng nền tảng bền vững.

Cần lưu ý việc học phải là học một cách có hệ thống, có cái nhìn tổng thể về nền tảng chuyên nghiệp ở từng góc độ về tầm nhìn, chiến lược, quản trị. Học một cách có hệ thống có nghĩa là trước khi bắt đầu, chúng ta cần rà soát các điểm yếu, lỗ hổng từ bản thân mình và doanh nghiệp, sau đó lập “action plan” – kế hoạch hành động thật chi tiết. Học có hệ thống là học cho đúng, cho trúng, học để có thể ứng dụng hiệu quả chứ không phải kiểu học tràn lan, thích gì học đó, học rời rạc. Lập kế hoạch học tập là một trong những cách tốt nhất để giúp sự phát triển doanh nghiệp bền vững.

Thứ ba, ứng dụng vào thực tiễn phát triển doanh nghiệp như thế nào sau khi học? Sau khi học, cần có kế hoạch ứng dụng và hành động ngay. Bởi nếu học xong mà không ứng dụng, thì việc học đó là không có ý nghĩa. Học và ứng dụng cần phải đi đôi với nhau, và ứng dụng ngay sau khi buổi học kết thúc thì kiến thức mới thực sự phát huy được giá trị của nó. Học và hành đi đôi với học, học xong ứng dụng vào công việc hiện tại. Sau đó quay lại báo cáo, việc ứng dụng có thành công hay không, nếu không thành công thì làm gì để thành công, nếu đã thành công thì làm gì nữa để tốt hơn…

Như vậy, sự thành công của một doanh nghiệp luôn bắt đầu từ người chủ. Muốn doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển thì người chủ cần là người đi đầu, nêu cao tinh thần học hỏi, dám dấn thân. Không chỉ vậy, doanh nghiệp cần xây dựng nền tảng phát triển bền vững chứ không phải là chờ cơ hội đến để nắm bắt. Bởi vì có nền tảng phát triển bền vững luôn đưa đến cho bạn nhiều cơ hội hơn. Cuối cùng ứng dụng ngay việc học vào công việc thì việc học mới hiệu quả, mới có ý nghĩa.
Mong là những chia sẻ thực tế này của cô Phi Vân giúp cho doanh nghiệp có những phản tư lại, áp dụng và phát triển doanh nghiệp của mình. Mình nghe podcast này của cô Nguyễn Phi Vân hay quá nên mình tóm tắt lại.
Nguồn: podcast Làm gì để doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình phát triển?, kênh Nguyễn Phi Vân

Theo dõi Website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay về Kế toán. Để lại số điện thoại hoặc email dưới phần bình luận để chúng tôi gửi đến bạn những tin tức mới nhất!