Cách chuẩn bị hồ sơ tài chính để dễ vay vốn cho doanh nghiệp
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc có đủ vốn để phát triển và mở rộng doanh nghiệp là một thách thức lớn. Một trong những phương pháp phổ biến để tăng cường vốn là vay vốn từ các nguồn tài chính bên ngoài. Tuy nhiên, việc thành công trong việc vay vốn không chỉ phụ thuộc vào khả năng thanh toán của doanh nghiệp, mà còn yêu cầu một hồ sơ tài chính chắc chắn và thuyết phục.
Doanh nghiệp vay vốn để làm gì? Khi nào cần vay?
Hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, xã hội ngày càng đi lên thì việc doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để kinh doanh và mở rộng kinh doanh, đầu tư sinh lời là một chuyện hết sức bình thường.
Doanh nghiệp có thể vay vốn để thực hiện một số mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng như:
Mở rộng hoặc đầu tư vào doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng vào các thị trường mới, mua sắm tài sản cố định, nâng cấp công nghệ hoặc mở rộng nhà máy, vay vốn có thể là một lựa chọn hữu ích. Việc vay vốn sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được số tiền cần thiết để thực hiện các dự án phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh.

Quản lý vốn lưu động: Doanh nghiệp có thể cần vay vốn để quản lý dòng tiền và vượt qua các vấn đề tài chính ngắn hạn. Ví dụ, việc đáp ứng các đợt thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ, chi trả tiền lương cho nhân viên, hoặc tận dụng cơ hội kinh doanh trong thời gian ngắn.
Khắc phục khó khăn tài chính: Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính do mất mát không mong muốn hoặc thay đổi trong môi trường kinh doanh, vay vốn có thể giúp đảm bảo hoạt động liên tục và duy trì sự ổn định. Điều này bao gồm trường hợp cần tiền để trả các khoản nợ phải trả, hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày hoặc tái cấu trúc tài chính để cải thiện hiệu quả hoạt động.
Tiếp cận cơ hội kinh doanh: Khi có cơ hội kinh doanh hấp dẫn, như việc mở rộng vào một thị trường mới, đầu tư vào dự án có tiềm năng cao, hoặc tham gia vào các giao dịch thương mại đáng chú ý, việc vay vốn có thể giúp doanh nghiệp tận dụng được cơ hội này mà không phải đánh mất quỹ lưu động hiện có.
Đừng bỏ qua: Đầu tư dài hạn là gì? Nên đầu tư dài hạn gì?
Hồ sơ tài chính để vay vốn cho doanh nghiệp gồm những gì?
Việc chuẩn bị một hồ sơ tài chính đáng tin cậy và hấp dẫn không chỉ giúp đánh giá được khả năng trả nợ của doanh nghiệp, mà còn gây ấn tượng với nhà cung cấp vốn. Trên thực tế, một hồ sơ tài chính tốt có thể là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp được chấp nhận vay vốn hoặc đàm phán được điều khoản vay thuận lợi.
Vay vốn ngân hàng hay các tổ chức tài chính là một trong những cách phổ biến khi DN muốn gia tăng nguồn vốn. Trong đó, có 2 loại hình vay gồm vay thế chấp và vay tín chấp.
Vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay mà DN cần phải có tài sản để thế chấp. Tổ chức tài chính sẽ đánh giá, định giá và cho vay dựa trên tài sản đó.
Hồ sơ vay vốn thế chấp gồm:
Hồ sơ pháp lý gồm:
- Giấy phép thành lập/Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
- Điều lệ công ty
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (nếu có)
- CMND/CCCD hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của người đại diện đứng ra vay vốn
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp (2 năm gần nhất):
- Báo cáo tài chính
- Hợp đồng mua hàng, bán hàng
- Hợp đồng sử dụng lao động (nếu có)
Phương án vay vốn:
- Phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả đảm bảo khả năng trả nợ
- Kế hoạch trả nợ
Tài sản đảm bảo:
- Bất động sản: Giấy chứng nhận sở hữu nhà, đất,…
- Tài sản hữu hình: Hóa đơn, hợp đồng mua bán của máy móc, thiết bị, phương tiện di chuyển, hàng hóa…
- Các loại giấy tờ có giá: giấy chứng nhận góp vốn, trái phiếu, cổ phiếu…
Vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức cho vay mà không cần tài sản thế chấp. Tổ chức tín dụng hay ngân hàng sẽ đánh giá và cho vay dựa trên uy tín và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Hồ sơ vay tín chấp gồm:
- CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của chủ doanh nghiệp
- Các giấy tờ chứng minh được khả năng trả nợ
- Giấy phép hoạt động kinh doanh
- Điều lệ doanh nghiệp
- Các giấy tờ chứng minh DN hoạt động thực tế
Quy trình phê duyệt tại các ngân hàng của doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như đã nói ở phần 2
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng, ngân hàng tiến hành xác nhận thông tin và thẩm định lại hồ sơ. Mỗi ngân hàng sẽ có quy chế thẩm định riêng với mục đích là hạn chế rủi ro, tăng khả năng hoàn vốn vay.
Nếu khách hàng càng cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh, cơ hội được duyệt cho vay càng cao. Bước này thường là bước mất nhiều thời gian nhất trong quy trình vay vốn.
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên lập các đề xuất tín dụng và gửi lên các cấp có thẩm quyền để xin phê duyệt khoản vay. Sau đó nhân viên ngân hàng sẽ gửi thông báo đến khách hàng về khoản vay được duyệt.
Bước 4: Tiến hành giải ngân
Nếu hồ sơ được duyệt, khách hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân (cung cấp khoản tiền mà khách hàng được vay theo đúng hợp đồng). Khách hàng có thể nhận trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Thủ tục vay ngân hàng thường được thực hiện và hoàn tất trong 1 – 3 ngày. Tuy nhiên, đối với các khoản vay phức tạp, thời gian này có thể kéo dài đến 1 tuần.
Theo dõi Mahata.net để biết thêm nhiều kiến thức hay về kế toán tài chính. Nếu bạn muốn được tư vấn về kế toán tài chính, hãy để lại email hoặc số điện thoại ở phần bình luận bên dưới nhé!