Hành vi trốn thuế sẽ bị phạt như thế nào ở Việt Nam?

Hành vi trốn thuế là khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn.

Hành vi trốn thuế sẽ bị phạt như thế nào ở Việt Nam?

Hành vi trốn thuế là khai báo gian dối trong sản xuất, kinh doanh để không phải đóng thuế hoặc đóng mức thuế thấp hơn nhiều so với mức phải đóng. Đây được xem là một hành vi trái pháp luật. 

Hành vi trốn thuế là gì? 

Hành vi trốn thuế là việc thực hiện các phương thức mà pháp luật không cho phép để giảm số thuế phải nộp. Hành vi trốn thuế khi bị phạt hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, Nhà nước. 

Hành vi trốn thuế là gì?
Hành vi trốn thuế là gì?

Ngày nay, hành vi trốn thuế rất khó thực hiện vì hệ thống quản lý của cơ quan thuế đã cải tiến rất nhiều, đặc biệt là áp dụng các hình thức thanh toán online qua ngân hàng, các ví điện tử, hình thức chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, kê khai và nộp thuế online, bảo hiểm xã hội online…

Các hệ thống, các cơ quan sẽ dần liên kết được với nhau để cùng quản lý và đối chiếu.

Ví dụ cụ thể như: Cơ quan thuế sẽ làm việc với các sàn TMĐT như Tiki, Shopee, Laz. Các sàn này họ tuân thủ các quy định của pháp luật nên họ sẽ xuất hóa đơn cho nhà bán với những khoản chiết khấu nhà bán trả cho sàn, vì đây là doanh thu của sàn nên sàn sẽ xuất hóa đơn, dựa vào các hóa đơn đó, cơ quan thuế yêu cầu sàn cung cấp dữ liệu chi tiết và ước tính được doanh thu của các nhà bán. Từ đó họ truy ra các nhà bán này đã kê khai thuế chưa, và kê khai có đúng với số liệu mà sàn cung cấp hay không thì sẽ biết được tình trạng nộp thuế của nhà bán.

Một ví dụ khác để chúng ta có thể hình dung rõ hơn về hành vi trốn thuế: cơ quan thuế sẽ làm việc với ngân hàng để có được dữ liệu tiền ra tiền vào của từng cá nhân để truy ra các nguồn thu chưa kê khai và nộp thuế.”

Xem thêm: Cảnh báo! Vay tín chấp, lãi thấp mà không hề thấp 

Những bất lợi khi thực hiện hành vi trốn thuế 

Bất lợi định tính 

Hành vi trốn thuế là trái với pháp luật nên đối với cá nhân, doanh nghiệp nào thực hiện chắc chắn sẽ gặp phải những bất lợi nhất định. Chúng tôi sẽ phân tích kỹ trong phần thứ 2 của bài viết này. 

Thứ nhất, hành vi trốn thuế làm ảnh hưởng đến hồ sơ cá nhân của chủ doanh nghiệp, người đại diện pháp luật. Ví dụ như sau này các anh chị nộp hồ sơ đi định cư hoặc du lịch nước ngoài, thì các điểm tín dụng, điểm công dân của mình được liên thông với các ngành hết, các cơ quan ngoại giao họ sẽ kiểm tra được và hồ sơ của mình khó được phê duyệt.

Những bất lợi khi thực hiện hành vi trốn thuế
Những bất lợi khi thực hiện hành vi trốn thuế

 

Thứ hai, hành vi trốn thuế làm dòng tiền của công ty bạn bị ảnh hưởng rất nhiều, có nhiều trường hợp công ty gặp khó khăn khi đột nhiên bị truy thu và nộp một khoản tiền thuế lớn không có trong kế hoạch.

Thứ ba, hành vi trốn thuế làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Bạn làm việc với đối tác mà bạn biết người đó trốn thuế thì bạn có yên tâm tin tưởng làm việc không? Vì trốn thuế nói lên nhiều câu chuyện trong doanh nghiệp như hàng hóa có rõ nguồn gốc chất lượng không? Đặc biệt là những mặt hàng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Trốn thuế nói lên việc doanh nghiệp có khả năng phát triển lâu dài hay không, vì trốn thuế là quả bom nổ chậm có thể ập đến doanh nghiệp bất kỳ lúc nào. Khi cơ quan thuế họ phát hiện ra, họ gửi thông báo làm việc, nếu công ty không đủ tiền nộp phạt thì sẽ bị cưỡng chế tạm ngưng hoạt động để điều tra, thì lúc đó, việc hợp tác của công ty và đối tác bị ảnh hưởng, nên các công ty lớn rất quan tâm đến chuyện đối tác của họ có trốn thuế hay không, có làm ảnh hưởng đến việc hợp tác với nhau hay không? Uy tín doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn, nên các bạn thường thấy trong các hồ sơ năng lực của các công ty lớn, họ thường đưa vô tiêu chí: tuân thủ các quy định của pháp luật, nghĩa là họ có tuân thủ các chính sách thuế, minh bạch, rõ ràng, trách nhiệm để các đối tác an tâm khi làm việc với họ.”

Trên đây là những bất lợi về định tính, còn định lượng thì sao, trốn thuế sẽ bị phạt tiền như thế nào?

Bất lợi định lượng 

Bất lợi định lượng chính là việc người/doanh nghiệp trốn thuế phải chịu hình phạt hành chính từ pháp luật, Nhà nước. Để rõ hơn, chúng ta cùng nhau phân tích ví dụ sau đây nhé: 

Cơ quan thuế phát hiện bạn chưa kê khai 10 tỷ đồng doanh thu, với loại hình kinh doanh này bạn chịu 1.5%/doanh thu thì số thuế phải nộp là 150 triệu.

Vậy bạn bị truy thu 150 triệu tiền thuế chưa nộp, 

cộng thêm mức phạt chậm nộp 0.05%/ngày từ ngày lẽ ra phải nộp thuế đến thời điểm hiện tại, ví dụ là 2 năm trước thì tiền chậm nộp là gần 55 triệu, 

cộng thêm tiền phạt vi phạm từ 1 – 3 lần tiền thuế chưa nộp là 150 triệu – 450 triệu. Chưa kể việc phát hiện thêm các sai phạm khác.

Trên đây chỉ là ví dụ cho phần tiền phải nộp nếu công ty vi phạm dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoài việc truy thu thuế, phạt tiền thì còn có khả năng bị cấm hoạt động kinh doanh, giải tán tài sản, và trong một số trường hợp, cảnh cáo hoặc hình sự. Do đó, việc tuân thủ các quy định về thuế là rất quan trọng để tránh những rủi ro này.”

Hành vi trốn thuế là vô cùng nguy hiểm đối với những cá nhân/doanh nghiệp đã hoặc có ý định thực hiện. Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, nếu nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn sẽ bị xử phạt hình sự. 

Vậy nên chúng ta cần phải làm đúng với pháp luật với và hơn nữa là đúng với đạo đức làm nghề của mình nhé! 

Theo dõi Website để biết thêm nhiều kiến thức hay về kế toán tài chính. Nếu bạn muốn được tư vấn về kế toán tài chính, hãy để lại email hoặc số điện thoại ở phần bình luận bên dưới nhé!