Cách báo giá cho khách hàng ấn tượng bạn nên thử
Cách báo giá cho khách hàng ảnh của chúng ta ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của họ. Bởi báo giá là bước đầu tiên để chúng ta xây dựng hình ảnh, niềm tin cho mình và doanh nghiệp mình. Bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn có một báo giá ấn tượng.
Tầm quan trọng của cách báo giá cho khách hàng
Báo giá cũng giống như hồ sơ ứng tuyển khi đi tuyển dụng, đó là ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng, với đối tác và với khách hàng, đặc biệt hơn nữa là với những người ta chưa bao giờ gặp mặt. Một báo giá dịch vụ cũng giống như bao bì của sản phẩm vậy, mà dịch vụ chỉ thấy được sau khi hoàn thành, thì báo giá là cái để khách hàng có niềm tin về kết quả đầu ra.

Cách báo giá cho khách hàng không chỉ là việc bạn đưa ra cho khách hàng của mình một con số, một mức giá cả mà đó còn là cách mà bạn sử dụng kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng của mình để thuyết phục họ rằng đây chính là một mức giá tốt, một sự lựa chọn tốt dành cho họ ngay lúc này.
Vậy nên cách báo giá cho khách hàng là cực kỳ quan trọng với những ai làm kinh doanh, buôn bán, cung cấp sản phẩm. Một cách báo giá cho khách hàng ấn tượng chắc chắn sẽ giúp bạn đem về cho mình doanh thu ấn tượng. Không chỉ vậy, cách bạn báo giá còn quyết định bạn có giữ chân được khách hàng lâu dài hay không, do đó tuyệt đối không được xem nhẹ công việc này nhé!
Cực kỳ quan trọng: Cảnh Báo! Vay Tín Chấp, Lãi Thấp Mà Không Hề Thấp
Cách báo giá cho khách hàng ấn tượng
Như đã nói, báo giá cho khách hàng là công việc đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế, kỹ năng thuyết phục. Do đó, để báo giá cho khách hàng thành công, thuyết phục được họ, chúng ta cần làm việc theo quy trình rõ ràng, có sự chuẩn bị, nghiên cứu từ trước.
Dưới đây là 5 bước trong cách báo giá cho khách hàng mà mình hay áp dụng:
Bước 1: Xác định rõ nhu cầu của khách hàng.
Trao đổi rõ với khách hàng một cách cụ thể để hiểu sản phẩm đầu ra khách hàng cần mình cung cấp là gì? Thời gian hoàn thành trong bao lâu, ngân sách của khách hàng (nếu được), báo cáo có song ngữ hay không?…
Sau khi thu thập đủ thông tin, mình xem xét lại nguồn lực của mình hiện tại có đủ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hay không. Nhiều khi bận quá, không kịp giao theo thời gian của khách hàng cần mà nhận thì cũng mất uy tín.
Bước 2: Xác định các chi phí bỏ ra để hoàn thành dự án.
Chi phí thường sẽ gồm nguyên vật liệu, thời gian làm việc, chi phí nhân công, các chi phí khác như đi lại, ăn uống, vé máy bay, khách sạn, điện, nước, internet, văn phòng, khấu hao máy tính, bản quyền phần mềm… để làm dự án.
Trong số các chi phí trên thì giờ công lao động chắc là cái làm các bạn lăn tăn nhất. Nên tính bao nhiêu một giờ? Giả định với kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng hiện tại thì với công việc cố định hàng tháng công ty sẽ trả lương cho mình là bao nhiêu, cộng thêm các khoản phúc lợi khác nữa, thử chia ra thành một giờ làm việc được bao nhiêu tiền nha. (Ví dụ: lương và phúc lợi tổng 1 tháng công ty trả là 22 triệu, 1 tháng làm 22 ngày, nghỉ 8 ngày thứ 7 và chủ nhật thì được 1 triệu/ngày/8 giờ => 125.000đ/giờ). Lấy đơn giá này làm cơ sở để quy ra thành đơn giá giờ công lao động mình sẽ tính cho dự án và nhân với số giờ làm việc ước tính cho dự án.
Tất cả cộng lại ra chi phí mình phải bỏ ra và cộng thêm 1 phần lợi nhuận – giá trị tăng thêm mà bạn mong muốn. Vậy là mình được mức giá thấp nhất để nhận dự án.

Bước 3: Khảo sát giá thị trường.
Mình cũng cần phải tham khảo giá trên thị trường thế nào để không bị “hố” dẫn đến việc không chốt được hợp đồng bằng cách dựa vào kinh nghiệm của mình, tìm trên internet hoặc là sẽ gọi điện trực tiếp đến các công ty cùng lĩnh vực tương đồng để hỏi giá.
Bước 4: điều chỉnh giá đưa ra cho phù hợp.
Có 3 trường hợp xảy ra:
-
-
Sẽ quá dễ dàng nếu giá của mình bằng với giá thị trường.
-
Nhưng nếu giá của mình thấp hơn thị trường thì cần phải xem xét lại lý do tại sao? Mình có đang phá giá thị trường không? Mình có tính thiếu chi phí không, thiếu giờ công không? Hay là còn phần nào còn thiếu mình chưa làm không? Mình chưa hiểu hết ý khách hàng?
-
Nếu giá của mình cao hơn giá trị trường thì đều cũng cần phải tìm nguyên nhân? Có phải do mình làm còn chậm, kỹ năng chưa thành thạo, kiến thức còn yếu nên giờ công mình bỏ ra nhiều quá dẫn đến chi phí xác định ở bước 2 khá cao so với thị trường. Hoặc cách làm của mình chưa tối ưu, gánh quá nhiều chi phí không cần thiết. Nhưng cũng có lý do là sản phẩm/dịch vụ mình đưa ra đặc biệt hơn thị trường, có nhiều giá trị gia tăng hơn, sẽ giúp cho khách hàng có một trải nghiệm tuyệt vời hơn thì đây cũng là điểm để mình tính phí cao so với thị trường.
- Sau khi xem xét lại các nguyên nhân thì bạn sẽ có một mức giá phù hợp sản phẩm dịch vụ mà bạn cung cấp đồng thời cũng có tính cạnh tranh so với giá thị trường.
-
-
-
- Nhu cầu của khách hàng: Tóm tắt lại các nhu cầu của khách hàng để đảm bảo rằng mình hiểu đúng và đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
- Mục tiêu dự án: sản phẩm/dịch vụ đầu ra mà mình sẽ cung cấp cho khách hàng
- Phương pháp và cách tiếp cận: ví dụ như ngành nghề chuyên môn của mình, định giá thì có nhiều mô hình, nhiều phương pháp để ra được giá, mình cần làm rõ cho khách hàng trước phương pháp mình chọn, hoặc mình sẽ gợi ý vài phương pháp trước. Bên cạnh đó, phương pháp tiệp cận của mình là thu thập hồ sơ, báo cáo tài chính, đi tham quan nhà máy, kiểm kê tài sản, hàng tồn kho… cũng như là phỏng vấn nhân sự ở các phòng ban khác. Mình nói trước để khách hàng sắp xếp hỗ trợ.
- Hồ sơ năng lực: nói về thông tin của nhóm mình, của từng thành viên, kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, và các dự án/sản phẩm/dịch vụ đã làm.
- Kế hoạch làm việc: mình dự định sẽ làm như thế nào, khi nào bắt đầu làm, trong bao lâu, khi nào xong phần 1, phần 2, phần 3, khi nào đưa bản nháp, khi nào gửi bản chốt, và cần khách hàng hỗ trợ điều gì. Do đặc thù, mình cần phỏng vấn các nhân sự nên mình cần có một kế hoạch làm việc kỹ để khách hàng của mình sắp xếp công việc của họ mà làm việc với mình.
- Phí dịch vụ, cái này cần nêu rõ, chia chẻ ra phần 1 là bao nhiêu, phần 2, 3 làm bao nhiêu để khách hàng cân nhắc, tránh báo giá 1 số tổng. Nhìn số tổng, họ sẽ choáng váng, mình có thể báo giá nhỏ ra, khách hàng sẽ cân nhắc cái nào làm trước, cái nào làm sau phù hợp với điều kiện của họ.
- Phụ lục (nếu có) bạn có thể gửi thêm một số hồ sơ, biểu mẫu, quy chuẩn… để khách hàng tham khảo.
-
Vậy là chúng ta đã có một bản báo giá hoàn chỉnh, ấn tượng với khách hàng về sự chỉn chu, chi tiết, chu toàn rồi. Hi vọng chia sẻ với các bạn một vài mẹo nhỏ để các bạn có thể có được nhiều hợp đồng hơn.
Theo dõi Website để biết thêm nhiều kiến thức hay về kế toán tài chính. Nếu bạn muốn được tư vấn về kế toán tài chính, hãy để lại email hoặc số điện thoại ở phần bình luận bên dưới nhé!